Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Âm Lịch, Tết Ta, Tết Cổ Truyền…) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Trong ngày này mọi người sẽ được mặc quần áo mới, chúc tết nhau và quây quần bên mâm cơm gia đình.

  • NgàyThứ Sáu, 12 tháng 2, 2021 (dương lịch) – ‎Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021 (âm lịch)
  • Tên chính thức: Tết Nguyên Đán
  • Ý nghĩa: Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam có ý nghĩa đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch.

Những hình ảnh gợi nhớ ngày tết cổ truyền Việt Nam

1 – Tiễn ông Công công Táo về trời

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.

 

2 – Đi chợ tết
Người xưa đi chợ Tết chủ yếu là để mua lá dong, mua thịt, mua hành gói bánh chưng. Người Việt còn có thú chơi hoa và bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Các loài hoa ưa chuộng không thể thiếu ngày Tết đó là hoa đào, hoa mai, hoa hải đường, lay ơn, thược dược,… Mâm ngũ quả thì tùy thuộc vào vùng miền mà có các loại quả khác nhau. Tất cả đều mang ý nghĩa: vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phúc lộc tràn đầy,…

3 Xin chữ
Khi đi chợ Tết, người ta cũng không quên qua cổng chợ xin chữ thầy đồ, có thể là câu đối hoặc một chữ duy nhất. Người xưa thường xin chữ về thờ với mong muốn con cháu được học con chữ mà thành người. Chữ được yêu thích nhất thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc,…

4 – Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp đời vua Hùng Vương thứ 18. Ngày nay, vào tầm 28 – 29 Tết, các gia đình Việt Nam thường tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm quà biếu Tết hoặc để thưởng thức trong gia đình. Phải là người có bàn tay vô cùng khéo léo mới có thể gói bánh thật đẹp và thật chặt, nếu không bánh sẽ nứt và thấm nước, gây nhão bánh.

5– Cúng giao thừa
Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng: Một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp.

 

   link đăng ký chơi lô đề  1 thắng 100                                                                            

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *